Các Phương Pháp Chữa Cháy Cơ Bản

Công tác phòng cháy chữa cháy đã trở thành một nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Ngoài việc chuẩn bị các phương tiện, trang bị phục vụ cho phòng cháy chữa cháy. Chúng ta cũng tự mình chuẩn bị cho mình các kiến thức như các phương pháp chữa cháy cơ bản, vì sự chuẩn bị không bao giờ là thừa.

 

Các Phương Pháp Chữa Cháy Cơ Bản

  • Chữa cháy bằng phương pháp làm lnh (thu nhit)

    – Là phương pháp hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn.

    – Trong thực tế, nước là chất chữa cháy có khả năng làm lạnh tốt để dập nhiều chất cháy khác nhau. Tuy nhiên, nước có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác, đó là lý do chúng ta nên chú ý khi sử dụng nước khi áp dụng phương pháp chữa cháy cơ bảntrong đám cháy có những loại chất này.

  • Chữa cháy bằng ngăn cách ôxy vi cht cháy (cách ly)

    – Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi đám cháy. Dùng thiết bị, chất chữa cháy đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Loại bỏ ôxi trong không khí với vật cháy, nhanh chóng di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.

    – Phương pháp này bao hàm ý nghĩa chống cháy lan, tạo ra sự ngăn cách giữa những khu vực đang cháy với khu vực xung quanh chứa bị cháy. Trong chữa cháy có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bột chữa cháy, các sản phẩm nổ, cả bộ phận ngăn cháy, bằng cách tạo khoảng cách.

    – Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, bên cạnh đó nên cần kết hợp phun nước để loại trừ cháy quay trở lại.

  • Chữa cháy bằng phương pháp kìm hãm (c chế) phn ng cháy

    – Là loại bỏ khả năng hoạt động của phản ứng cháy chuỗi bằng cách đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiên được.

    – Bọt chữa cháy hoặc cát có tác dụng làm giảm nhiệt độ và lượng oxy cung cấp cho đám cháy.

  • Chữa cháy bằng phương pháp gim nng độ các cht phn ng (phương pháp làm loãng vùng cháy – làm ngt)

    – Là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.

    – Phương pháp này thực chất là tạo nên một màng ngăn hạn chế sự tiếp xúc của oxy với chất cháy cụ thể bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy, các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy)

 

Các bin pháp cha cháy

  1. Bin pháp cha cháy theo mt la:

    Được áp dụng trong trong những trường hợp khi đám cháy có dấu hiệu cháy lan. Trường hợp này người chỉ huy phải bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy ở những phần mặt ngoài đám cháy mà đang diễn ra quá trình cháy lan. Tiến hành dập tắt từ phía ngoài diện tích đám cháy, dần dần tiến tới dập tắt toàn bộ đám cháy.

  2. Bin pháp cha cháy theo chu vi:

    Được áp dụng khi ta có đủ nguồn lực dập tắt đám cháy trên toàn bộ diện tích của nó, hoặc trường hợp đám cháy đang phát triển theo nhiều hướng và mức độ đe doạ của đám cháy tới các hướng đó ngang nhau. Nếu không dập tắt kịp thời thì đám cháy sẽ phát triển lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này đòi hỏi phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể chữa cháy theo chu vi của nó.

  3. Bin pháp cha cháy theo din tích:

    Được áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đầy đủ nguồn lực để phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy.

  4. Bin pháp cha cháy theo th tích:

    Được áp dụng khi dập các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí. Phương pháp này được áp dụng đối với các đám cháy trong hầm cáp điện hoặc trong hầm kín, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.

 

Quy trình gii quyết s c khi có cháy xy ra

Tiêu lệnh chữa cháy
  • Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)

  • Cắt điện khu vực cháy

  • Tổ chức đưa người bị nạn và di chuyển tài sản ra khỏi vùng cháy.

  • Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.

  • Gọi điện thông báo có chất cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc gọi về đường dây nóng Trung tâm chữa cháy của thành phố (114).

  • Phòng trừ phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợ

  • Hướng dẫn đường, nơi đỗ xe, nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.

  • Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

  • Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

Trả lời